Tròng Kính, Bài viết

Mắt kính cận bị dày, nặng, đau mũi thì phải làm sao?

Mắt kính cận bị dày thường sẽ gặp ở những người mắc nhiều tật khúc xạ hoặc độ mắt cao. Nhưng việc này hoàn toàn có cách khắc phục

Mắt kính cận bị dày chủ yếu bởi 2 yếu tố

Từ lâu, mắt kính cận dày nặng đã là tác nhân gây ra sự khó chịu cho các bạn mắc cận thị. Độ cận càng cao thì mắt kính càng dày nặng. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất mắt kính ngày càng hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này. Quan niệm cận nặng – kính dày cũng chỉ tương đối mà thôi. Chính xác hơn, độ dày của kính cận do 2 yếu tố quyết định. Đó là

  • Thứ nhất, độ dày mắt kính tỉ lệ thuận với độ cận/viễn/loạn. Nghĩa là cùng một chiết suất của tròng kính, kính cận 7 độ dày bao nhiêu sẽ dày hơn 4 độ, 5 độ khi lắp trên cùng 1 gọng kính. Còn với những người bị cận nhẹ thì độ dày tròng kính không nhiều
  • Thứ haiđộ dày tròng kính cận phụ thuộc vào chiết suất kính. Tròng kính cận chiết suất càng cao (tròng được đúc với áp suất cao / chính xác hơn) thì càng mỏng nhẹ, cứng bền. Hiện nay, cận thị là tật khúc xạ phổ biến, tỷ lệ bị cận và độ cận cũng ngày một tăng. Có không ít người bị cận thị cực cao trên 10 diop. Với độ cận này, những chiếc kính cận thường sẽ dày và nặng. Không chỉ khiến trọng lượng kính nặng, tỳ đè lên sóng mũi và thái dương khó chịu … Mà dùng lâu ngày còn có hại cho mắt, dễ tăng độ cận và bị mắt lồi mất thẩm mỹ.

Do đó, với độ cận trên 3.50 diop, người dùng đã bắt đầu chú ý đến các mẫu kính cận mỏn, 1.60 đến 1.67. giúp giảm tầm 15-30% độ dày. Đặc biệt, nếu độ cận từ 7.00 diop trở lên, tốt nhất hãy chọn mắt kính mỏng cho người cận nặng 1.74. Độ dày của kính cận sẽ giảm đi đáng kể đấy!

Gợi ý chọn chiết suất kính cận theo độ cận

Tuy rằng kính cận chiết suất cao dành cho người bị cận nặng; thế nhưng giá kính lại khá đắt đỏ. Đây được xem là rào cản lớn nhất khiến nhiều người dù được bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng vẫn chần chứ không mua.

Để tiết kiệm chi phí cắt kính cận, hãy dựa vào độ cận để chọn đúng chiết suất kính phù hợp. Cụ thể hơn:

Độ cận (Tổng cận / viễn / loạn) Chiết suất nên dùng để thoải mái hơn
Từ 0.25 đến 3.00 diop  Là cận nhẹ nên chọn kính cận chiết suất: 1.56, 1.60…
Từ 3.25 đến 6.00 diop  Là cận vừa thích hợp với kính cận chiết suất: 1.60, 1.67…
Từ 6.25 đến 10.00 diop  Là cận nặng nên dùng kính cận chiết suất: 1.74
Trên 10.25 diop  Là cận thị cực đoan nên sử dụng mắt kính 1.74 hoặc cao hơn.

 

Nếu các bạn muốn đeo gọng kính khoan / gọng không viền, hãy nhờ tư vấn thêm về chất liệu tròng kính. Vì thiết kế gọng khoan yêu cầu phải bắt ốc trên tròng kính. Nếu dùng kính cận chiết suất thường sẽ dễ bị nứt vỡ mắt kính. Thường thì các mẫu kính chiết suất 1.67 và 1.74 lắp được mọi loại gọng. Đặc biệt tròng cần phải có tính năng chống bể. Thế nên dù bị cận nhẹ hoặc đơn thuần là cắt kính 0 độ… Nhiều khách hàng không ngần ngại cắt ngay kính siêu mỏng để “cân hết” mọi loại gọng.

 

Mắt kính cận siêu mỏng có ưu điểm gì so với tròng kính thường?

Kính cận siêu mỏng là những mẫu kính chiết suất cao được khuyên dùng khi bị cận nặng. Nhiều người cho biết, họ từng được giới thiệu tròng kính này nhưng chần chừ không mua. Bởi lẽ giá kính khá đắt đỏ, gấp 2 – 3 lần tròng kính thường. Nếu cắt kính siêu mỏng rồi 3 – 6 tháng sau phải cắt lại kính (nếu tình trạng mắt thay đổi)… Quả thật chi phí khá lớn và không phải ai cũng “kham nổi”.

Nhưng nếu xét trên phương diện tiện ích, độ bền cao hơn, nhiều chức năng cho mắt hơn theo phân tích dưới đây thì chắc hẳn bạn sẽ có suy nghĩ lại đầy!

Thế nào là mắt kính siêu mỏng, mắt kính thường?

Trước khi quan tâm đến giá tròng kính cận siêu mỏng bao nhiêu? Chúng ta sẽ đề cập đến các khái niệm có liên quan. Ít nhất phải hiểu được thế nào là mắt kính siêu mỏng – thế nào là kính cận thường đúng không nào?

  • Kính cận thường là các mẫu kính có chiết suất thấp từ 1.50, 1.56 hay 1.57. Vì chiết suất chỉ ở mức thấp/trung bình nên kính dày và nặng. Do đó, khi bị cận trên 2 độ nhiều người đã chuyển sang dùng kính mỏng hoặc kính siêu mỏng. Độ cận càng cao càng “bắt buộc” phải dùng để giảm trọng lượng kính. Không còn bị tình trạng kính nặng gây áp lực lên sóng mũi khiến mũi đau nhức.
  • Kính cận siêu mỏng thường được dùng để chỉ các mẫu kính chiết suất 1.74 trở lên. Riêng các mẫu kính 1.60, tròng kính 1.67 giá rẻ thì chỉ ở mức kính mỏng mà thôi. So với kính 1.56 – Tròng kính 1.74 có thể mỏng hơn 40% – 50% tùy hãng kính. Mức giá bán đương nhiên sẽ đắt hơn rất nhiều và thường được người bị cận nặng trên 7 độ mua dùng.

Thực tế, khái niệm tròng kính cận siêu mỏng loại tốt dành cho người cận nặng dễ khiến người khác hiểu nhầm. Bởi lẽ kính thường hay siêu mỏng đều có kính không độ. Nghĩa là dù mắt bạn thị lực tốt hoặc bị cận nhẹ vẫn dùng được nếu muốn. Tuy nhiên, vì giá cao nên người dùng chỉ chọn khi thật sự cần thiết. Ví dụ như: mắt cận nặng, cắt gọng kính có thiết kế đặc biệt như gọng khoan chẳng hạn…

Kính cận siêu mỏng có ưu điểm gì so với tròng kính thường?

  • Thứ nhấttròng kính siêu mỏng vừa mỏng vừa nhẹ hơn kính thường. Tròng kính có chiết suất càng cao thì khả năng “bẻ cong” ánh sáng càng mạnh. Điều này có nghĩa là cùng một độ cận nhưng kính siêu mỏng cần ít vật liệu cấu thành hơn. Chính vì thế, kính chiết suất cao sẽ mỏng nhẹ hơn kính thủy tinh/nhựa chiết suất thường rất nhiều.
  • Thứ haimắt kính cận siêu mỏng cho vùng nhìn rộng hơn. Khi lắp kính cận, nếu dùng tròng thường sẽ dày và kỹ thuật viên buộc phải mài viền mỏng lại để hạn chế tròng kính tì vào mặt. Lúc đó, người dùng kính sẽ không nhìn được phần rìa viền kính do vùng nhìn bị thu hẹp. Ngược lại, dùng kính siêu mỏng không phải mài viền nên vùng nhìn được giữ nguyên. Người dùng không bị kính tì cấn và sử dụng kính thoải mái hơn.
  • Thứ ba, dù là tròng kính siêu mỏng giá rẻ cũng sẽ có nhiều tính năng hơn kính thường. Một số tính năng cơ bản mà nhiều mẫu kính mỏng đều có như: chống tia UV, chống ánh sáng xanh, hạn chế bám bụi, hạn chế bám nước…
  • Thứ tư, sử dụng kính siêu mỏng được lắp đúng độ sẽ giúp giảm nguy cơ tăng độ. Đặc biệt, nếu gia đình có con nhỏ nên cân nhắc mua kính cận mỏng để giúp kiểm soát tình trạng mắt của bé. Thêm nữa, chất lượng hình ảnh qua kính mỏng sẽ chân thật và sắc nét hơn kính thường. Sản phẩm này cũng giúp hạn chế mắt trông bị dại khi tháo kính ra.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *