Loạn Thị Nên Đeo Kính Sao cho Đúng? Cách Giảm/Tránh/Ngăn Loạn Thị
Nguyên nhân loạn thị
Nguyên nhân gây loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường. Nếu như ở người bình thường tia hình ảnh đi qua giác mạc sẽ được hội tụ tại 1 điểm duy nhất trên võng mạc, vì vậy mà mọi vật nhìn được rõ ràng hơn. Còn đối với người bị loạn thị thì điểm hội tụ này bị phân tán ở nhiều điểm khác nhau nên hình ảnh người bệnh nhìn mờ nhòe đi khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi nhìn và bên cạnh đó người bị loạn thị sẽ có các biểu hiện khác đi kèm theo như: Mỏi mắt, đau đầu, chảy nước mắt,…
Các dạng loạn thị bao gồm:
Loạn thị đều
Loạn thị cận
Loạn thị viễn
Loạn thị hỗn hợp
Loạn thị mấy độ thì phải đeo kính ?
Loạn thị ở mức độ nhẹ (dưới 1 đi-ốp) hình ảnh không bị nhòe, không quá mờ, không gây cản trở đến thị lực và tầm nhìn rõ vào ban ngày, không ảnh hưởng hoạt động thường ngày có thể không đeo kính. Tuy nhiên nếu mắt có hiện tượng mỏi, khô mắt, thị lực giảm thì dù loạn thị nhẹ vẫn cần phải đeo kính.
Đối với những người có độ cận không cao hoặc thấp nếu các tình trạng mỏi mắt, khô mắt không thấy xuất hiện mà vẫn có thể nhìn rõ thì không cần đeo kính thường xuyên.
Loạn thị cũng là một tật khúc xạ của mắt, loạn thị có nhiều dạng khác nhau có thể loạn thị đơn thuần hoặc loạn thị kèm theo triệu chứng cận thị, viễn thị trong đó phổ biến nhất là cận loạn thị. Các trường hợp này cần phải đeo kính đúng độ dù độ thấp để hạn chế tiến triển nặng, tăng độ gây nguy hiểm cho mắt.
Loạn thị có tự khỏi được không?
Loạn thị không thể tự khỏi do đó cần đeo kính để ngăn ngừa tăng độ và biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng của mắt mà thời gian đeo kính sẽ có những khác biệt.
Bạn không được chủ quan dù bị loạn ở mức độ nhẹ vì loạn thị có thể tăng độ theo thời gian. Loạn thị dù ở mức độ nào cũng cần đeo kính đúng độ, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để người có thể cải thiện thị lực, giúp tầm nhìn rõ hơn, ngăn ngừa loạn thị tiến triển nặng.
Đặc biệt khi loạn thị trên 1 đi-ốp nhưng không chịu đeo kính, đeo kính không đúng cách khiến mắt dần yếu đi, độ cận và loạn thị tăng cao có thể dẫn đến tình trạng nhược thị và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ để được cắt kính phù hợp và tư vấn cách đeo, thời gian đeo kính phù hợp.
Loạn thị có cần đeo kính thường xuyên không?
Đeo kính có vai trò giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị loạn thị do đó bạn cần đeo kính đúng theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ. Với mỗi độ loạn thời gian đeo kính sẽ khác nhau, bạn cần đến bác sĩ khám mắt để được tư vấn cụ thể nhất.
Trường hợp độ cận thấp (dưới 1 đi-ốp): Kèm theo đó là mắt không thấy mỏi, khô, tầm nhìn không bị ảnh hưởng bạn có thể không đeo kính hoặc đeo kính không thường xuyên. Bạn có thể đeo kính khi nhìn xa, làm việc, học tập, sử dụng thiết bị điện tử.
Trường hợp độ loạn trên 1 đi-ốp: Bạn cần đeo kính thường xuyên trong hầu hết các hoạt động thường ngày để cải thiện thị lực, giúp mắt ổn định và hạn chế tăng độ.
Loạn thị nhẹ nhưng mắt khó chịu: Người bị loạn thị nhẹ dưới 1 đi-ốp nhưng mắt có tình trạng khô, mỏi, không nhìn rõ, khó chịu khi nhìn xa thì cần đeo kính thường xuyên để giảm điều tiết cho mắt.
Trẻ dưới 10 tuổi, độ loạn từ 1.5 đi-ốp trở lên: Trường hợp này cần lưu ý đeo kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến thị lực khi trưởng thành.
Lưu ý khi lần đầu đeo kính loạn thị
Đối với những người lần đầu đeo kính một khi mắt vẫn chưa thích ứng được với kính thì ít nhiều sẽ cảm thấy khó chịu khi đeo dù cho không có sự sai sót nào về độ chuẩn của kính.
Nếu kiên trì sử dụng kính trong vòng 1 tuần khi đó mắt bạn đã quen với kính thì sự khó chịu sẽ không còn.
Nên đeo kính loạn thị thường xuyên cho dù là bạn nhìn gần hay nhìn xa.
Phòng ngừa bệnh loạn thị
Để phòng bệnh loạn thị thì bạn nên chú ý những điều sau:
Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, không nên nhìn nơi quá tối hay là nơi quá sáng, khi là việc nơi có ánh sáng mạnh thì nên đeo kính bảo hộ.
Ngồi thẳng khi viết, không cúi sát. Hạn chế làm việc, xem tivi liên tục quá 1 giờ thi thoảng phải đứng lên hay nhìn ra xa cho mắt được nghỉ ngơi.
Để cho mắt được nghỉ ngơi bằng việc dành thời gian vui chơi thể dục ngoài trời thay vì ngồi trước màn hình máy tính, ti vi.
Thực hiện một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm thịt, cá, dầu, các loại đậu, hoa quả, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua,…
Tránh những tư thế như nằm hoặc quỳ để đọc sách, viết bài khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay
Khi có bất cứ một bệnh lý nào về mắt thì nên đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác tránh các biến chứng gây ra loạn thị.
Đặc biệt khi bị loạn thị, cần kiểm tra và điều trị sớm để tránh về sau có biến chứng nặng.
Ngoài ra không được tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn, khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.
Cách chăm sóc, phòng ngừa loạn thị tăng độ
Bên cạnh việc đeo kính thì bạn cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ mắt mỗi ngày để phòng ngừa loạn thị tăng độ, ảnh hưởng đến thị giác, cụ thể:
Khám mắt định kỳ: Đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khám mắt 3 – 6 tháng /lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt, giúp sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
Đeo kính đúng: Đeo kính chất lượng, đúng độ, đúng cách, thời gian đeo kính phù hợp với sức khỏe của mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Môi trường học tập, làm việc phù hợp: Làm việc và học tập ở nơi đủ ánh sáng, tư thế ngồi đúng, thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi phải cân đối.
Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử: Không dùng thiết bị điện tử trong nhiều giờ liên tục, cần xen kẽ thời gian cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để mắt mỏi mệt quá mức.
Điều trị sớm: Loạn thị cần được kiểm tra, thăm khám và điều trị sớm nhất có thể để tránh biến chứng nguy hiểm, nhất là người có độ loạn cao.