Mở cửa hàng kính mắt, kinh doanh mắt kính
Cửa hàng kính mắt phải đảm bảo chất lượng tốt, trở thành địa chỉ tin cậy. Điều này sẽ đảm bảo nguồn khách hàng lâu dài và doanh thu ổn định.
Chi phí mở cửa hàng kính mắt là bao nhiêu?
Dù kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải có một số tiền vốn đầu tư ban đầu. Tùy theo việc bạn muốn kinh doanh kính thuốc có quy mô lớn hay nhỏ mà số tiền vốn cũng khác nhau.
Chi phí mở cửa hàng kính mắt tối thiểu phải có là từ 200 triệu đến 300 triệu đồng. Số tiền này dùng để chi trả cho những khoản cơ bản khi muốn mở cửa hàng kính thuốc như:
- Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng
- Chi phí mua sắm các thiết bị máy móc
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí lắp đặt đồ trang trí như kệ, tủ, gương
- Chi phí nhập hàng mắt kính…
Bên cạnh tiền vốn để thuê mặt bằng, nhập hàng, thì các cửa hàng sẽ dành ra một khoản chi phí để mua các phần mềm bán hàng hỗ trợ quản lý. Phần mềm quản lý kính mắt sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý doanh thu, hàng tồn kho, thống kê số liệu kinh doanh định kỳ. Nhờ việc đầu tư đúng hướng ngay từ đầu, rất nhiều cửa hàng thành công.
Lưu ý, nhất định phải giữ lại một số vốn dự phòng trong những trường hợp phát sinh ngoài ý muốn. Tốt nhất, bạn nên lập một bảng kế hoạch các mục cần chi tiêu thật rõ ràng theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.
Mở cửa hàng kính thuốc cần điều kiện gì:
Mở cửa hàng kính thuốc cần điều kiện gì?
Cơ sở vật chất cần thiết để mở cửa hàng kính thuốc:
- Cần có địa điểm để mở cửa hàng kính mắt cố định, tách biệt khỏi nơi sinh hoạt gia đình.
- Diện tích tối thiểu cần để kinh doanh kính mắt là 15m2 đến 20m2.
- Đảm bảo không gian được vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ hệ thống điện, nước… và các điều kiện để chăm sóc người bệnh.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn mà cơ sở của bạn đã đăng ký với chính quyền.
Chứng chỉ hành nghề bắt buộc khi muốn kinh doanh kính thuốc:
Người hành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa mắt. Và được phân công công việc phù hợp với phạm vi chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề đó.
Người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn kỹ thuật khi mở cửa hàng kính thuốc cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Có trình độ từ trung cấp ngành y trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên về khoa mắt.
- Có kinh nghiệm hành nghề chuyên về khoa mắt tại các cơ sở khám chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
- Bắt buộc phải là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở kinh doanh kính thuốc.
Những hiểu biết về sản phẩm cần thiết khi mở cửa hàng kính mắt:
Một số loại gọng kính:
Có 2 loại gọng kính được dùng phổ biến là gọng kính kim loại và gọng kính nhựa.:
- Gọng kính nhựa thường được làm từ một số chất liệu như: Ultem, TR90, Injection, Acetate, Otyl,.. giá thành rẻ và nhẹ hơn gọng kim loại. Mẫu mã và màu sắc đa dạng nên được giới trẻ ưa chuộng.
- Gọng kính kim loại mang phong cách chững chạc và sang trọng hơn. Thích hợp với những người có độ tuổi lớn như nhân viên văn phòng hay người trung niên…
Các loại tròng kính cơ bản:
Tròng kính được chia thành 2 loại là tròng kính thủy tinh và tròng kính nhựa.:
- Tròng kính nhựa có trọng lượng nhẹ hơn tròng thủy tinh. Tạo sự thoải mái cho người sử dụng và có khả năng chống va đập cao giúp tăng độ bền.
- Tròng thủy tinh được làm từ thủy tinh nên có trọng lượng nặng hơn và khá dễ vỡ. Thường dùng cho người có độ khúc xạ mắt cao vì tròng thủy tinh có độ quang học tốt và độ trong suốt cao.
Trang thiết bị máy móc cần đầu tư để kinh doanh kính mắt:
Một số máy móc cơ bản mà bạn cần trang bị khi muốn mở cửa hàng kính mắt như:
- Máy chuyên dùng để đo thị lực
- Máy mài tròng kính
- Gương
- Tủ kính để trưng bày sản phẩm của cửa hàng…