Hiển thị tất cả 8 kết quảĐược sắp xếp theo mới nhất
Tròng mắt kính đổi màu tại LB Eyewear được ùy quyền phân phối cho các thương hiệu hàng đầu như Essilor, Carl Zeiss, Nikon...
Kính cận đổi màu là giải pháp tối ưu cho nhu cầu khi ra ngoài nắng của người cận thị, loạn thị.
Kính đổi màu là loại kính có thể đổi màu như kính râm khi đi ra ngoài trời nắng (môi trường có cường độ ánh sáng cao) và trong suốt trở lại khi vào nhà. Việc đổi màu này có thể mất khoảng 30s và mất từ 2-5 phút để trở lại trạng thái mắt kính trong suốt.
Những người bị cận thị, phải đeo kính thường xuyên, rất hay gặp các vấn đề rắc rối khi ra ngoài trời nắng.
Do mắt kính cận là mắt kính trong suốt nên ánh nắng mặt trời có thể chiếu xuyên qua gây chói mắt, thậm chí với những ai nhạy cảm về ánh sáng, thì tia UV có trong ánh nắng mặt trời sẽ làm hại cho mắt.
Nhiều người lựa chọn sử dụng thêm 1 chiếc kính râm cận (mắt kính râm có độ cận). Nhưng điều này cũng khá bất tiện,vì bạn phải luân phiên thay đổi kính râm khi ra ngoài trời nắng và đổi sang kính cận khi vào nhà.
Kính cận đổi màu chính là giải pháp 2 trong 1, vừa là kính râm, vừa là kính cận, vừa tiện lợi và mang đến phong cách ấn tượng cho người sử dụng.
Đeo kính thuốc và kính râm vào mùa hè gây bất tiện khi bạn phải mang theo và thay đổi giữa hai cặp kính mỗi lúc di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời. Tuy nhiên, giờ đây bạn chỉ cần một cặp kính cho tất cả mọi hoạt động với những chiếc kính đổi màu 2 trong 1, giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi chói sáng, tia UV, và ánh sáng xanh mọi lúc mọi nơi.
Tròng kính đổi màu trông giống như tròng kính trong suốt khi ở trong nhà nhưng tự động đổi sang màu đậm khi tiếp xúc với ánh nắng.
Tròng kính đổi màu có thể đeo cả ngày, giống như kính thuốc (cận thị/viễn thị/loạn thị) thông thường. Kính đổi màu đặc biệt tốt cho trẻ em, những người thường xuyên di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời và những người ưa thích sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn.
Nguyên do các mắt kính được chế tạo từ loại thuỷ tinh có đặc điểm có thể thay đổi màu. Trong khi chế tạo loại thuỷ tinh này, người ta thêm vào nguyên liệu natri cabonat, canxi cacbonat và silic oxit một muối bạc clorua làm thành phần cảm quang, một lượng nhỏ đồng làm chất tăng nhạy, sau đó đem nung chảy. Bạc clorua khi gặp ánh sáng bị phân giải thành bạc kim loại ở dạng hạt rất bé, làm cho mắt kính bị sẫm màu, độ trong suốt của mắt kính thay đổi tương đối nhiều.
Khi tiếp xúc với tia UV, các phân tử của tròng kính đổi màu sẽ thay đổi hình dạng và hấp thụ ánh sáng nhiều hơn, khiến tròng kính sẽ trở nên đậm màu hơn. Độ bức xạ UV càng cao, tròng kính sẽ đổi màu càng đậm. Các dòng kính đổi màu cao cấp có thể liên tục thay đổi độ đậm nhạt phù hợp với điều kiện ánh sáng giúp cho người đeo luôn có thị lực sắc nét và thoải mái nhất.
Tóm lại, khác với mắt kính thông thường, khi chế tạo mắt kính đổi màu các hãng sản xuất sẽ sử dụng thêm 1 loại vật liệu đặc biệt có tính nhạy với ánh sáng mặt trời (gọi là sun-sensor). Vật liệu sun-sensor này thường có thành phần chính là hỗn hợp Silver Halide (Bạc Halogen). Đây là những hoạt chất đã được sử dụng từ rất lâu trong lĩnh vực nhiếp ảnh (thuốc tráng lên cuộn phim của máy chụp ảnh). Các phân tử bạc Halogen này bình thường chúng trong suốt, nhưng khi tiếp xúc với tia UV (tia cực tím) có trong ánh sáng mặt trời, chúng sẽ hấp thụ năng lượng và chuyển đổi màu sắc.
Nhưng tại sao kính đổi màu lại trở thành bình thường? Cũng là ở khâu chế tạo mắt kính. Người ta đã cho thêm vào vật liệu tạo mắt kính một chất keo làm sáng, có tác dụng khi không có ánh sáng mặt trời chiếu sẽ khiến cho cho bạc và clo tác dụng trở lại thành bạc clorua, làm cho màu mắt kính bị mất và trở lại bình thường.
Tuy nhiên, tốc độ đổi màu còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ càng cao, tròng kính sẽ dễ bị nhạt màu hơn (ít đậm hơn). Nghĩa là khi thời tiết lạnh, tròng kính có thể đổi màu đậm hơn, khi thời tiết ấm áp, tròng kính có thể đổi màu nhạt hơn.
Mắt kính đổi màu được chia làm 2 loại, dựa trên 2 cách sản xuất khác nhau. Cách 1, trộn đều vật liệu nhạy sáng (sun-sensor) với vật liệu sản xuất mắt kính. Mắt kính được sản xuất theo cách này sẽ có toàn bộ phần phôi kính đổi màu. Cách 2, phủ lớp vật liệu nhạy sáng (sun-sensor) lên bề mặt của mắt kính. Mắt kính được sản xuất theo cách này sẽ chỉ có phần lớp phủ đổi màu. Hiện nay, các hãng sản xuất mắt kính hàng đầu thường tập trung vào công nghệ sản xuất lớp phủ đổi màu (cách thứ 2), vì phôi kính đổi màu (cách thứ nhất) thường không giữ được độ trong suốt khi vào nhà, sau 1 thời gian sử dụng. Khi mua mắt kính đổi màu, bạn nên tìm hiểu: mắt kính đó của thương hiệu nào, sản xuất theo công nghệ đổi màu lớp phủ hay đổi màu cả phôi kính.